6 thách thức của kiểm thử chất lượng khi outsourcing và giải pháp

6 thach thuc

Trong thời đại của toàn cầu hóa và gia tăng cạnh tranh, nhiều công ty tìm đến mô hình gia công (outsourcing) như một giải pháp để giảm chi phí, tăng hiệu quả và tập trung vào những lĩnh vực then chốt của mình. Theo báo cáo của Precedence Research năm 2023, quy mô thị trường gia công dịch vụ Công nghệ thông tin toàn cầu ​​sẽ đạt khoảng 1.149,24 tỷ USD vào năm 2032.

Trong đó kiểm thử chất lượng là một khâu vô cùng quan trọng trong bất kỳ dự án phát triển phần mềm nào. Khi doanh nghiệp lựa chọn kiểm thử phần mềm thuê ngoài (outsourcing) sẽ phát sinh những thách thức khi triển khai dự án.

Trong bài viết này, Evotek sẽ chỉ ra 5 thách thức chính của việc kiểm thử chất lượng thuê ngoài và cách có thể khắc phục những thách thức này.

Kiểm thử chất lượng phần mềm là gì ?

Kiểm thử phần mềm (software testing) là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động nhằm đánh giá chất lượng các sản phẩm phần mềm và giảm thiểu rủi ro do lỗi gây ra trong quá trình vận hành khi đưa vào sử dụng thực tế.  Vì vậy nó đã trở thành quy trình bắt buộc trong các dự án phần mềm hiện nay. Kiểm thử phần mềm giúp tránh những rủi ro, lỗi phát sinh trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm. Lỗi càng phát hiện ra sớm càng giúp tránh được rủi ro và chi phí.

Kiểm thử chất lượng phần mềm trong outsourcing là doanh nghiệp quyết định outsource (ủy thác) giai đoạn kiểm thử phần mềm cho một bên thứ ba (doanh nghiệp outsourcing). Mục tiêu chính của kiểm thử chất lượng trong outsourcing là hoạt động nhằm tìm kiếm và phát hiện ra các lỗi của phần mềm, đảm bảo phần mềm chính xác, đúng và đầy đủ, đảm bảo chất lượng phần mềm được giao phải đáp ứng đúng các yêu cầu, tiêu chuẩn và mong đợi của doanh nghiệp.

Công nghệ tiến bộ nhanh chóng

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, lĩnh vực kiểm thử cũng đang không ngừng đổi mới. Họ phải không ngừng nâng cao kỹ năng, học hỏi và thích ứng với các công nghệ mới. Hơn nữa, sự ra đời của các phương pháp phát triển và kiểm thử phần mềm mới như Agile, DevOps cũng đòi hỏi các tester phải cập nhật kiến thức và linh hoạt trong cách tiếp cận. Việc đáp ứng kịp thời những thay đổi công nghệ, phương pháp là một trong những thách thức lớn nhất mà đội ngũ testing, QA phải đối mặt trong thời đại số hiện nay.

Theo báo cáo của Practi Test, tỷ lệ sử dụng mô hình Agile trong quy trình kiểm thử phần mềm của các công ty đã tăng từ 86% (năm 2022) lên 92% (năm 2024). Mặc dù vẫn có khoảng 21% công ty sử dụng mô hình Waterfall, nhưng các công ty cũng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng mô hình Agile.

Nếu không cập nhật kiến thức mới hoặc cập nhật theo xu hướng thị trường, phương pháp kiểm thử sẽ trở nên lỗi thời, dẫn đến việc thử nghiệm không hiệu quả.

Giải pháp

  • Liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức về các công nghệ, công cụ mới trong lĩnh vực testing. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo chuyên môn để nâng cao kỹ năng.
  • Tự động hóa các quy trình testing như sử dụng các công cụ AI, machine learning để tăng tính hiệu quả và tốc độ.
  • Áp dụng các phương pháp testing và quản lý dự án linh hoạt như Agile, DevOps. Tích hợp testing xuyên suốt vòng đời phát triển phần mềm.
  • Xây dựng đội ngũ testing, QA có năng lực chuyên môn cao, đồng thời cởi mở và sẵn sàng thích ứng với những thay đổi công nghệ.

Tích hợp Agile và DevOps trong quá trình kiểm thử

Sự tích hợp Agile và DevOps trong quá trình kiểm thử đã được nhiều công ty áp dụng từ lâu. Lợi ích khi tích hợp như kiểm thử tự động giúp rút ngắn thời gian kiểm thử, tiết kiệm thời gian và nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy tốc độ kiểm thử nhanh chóng nhưng lại gây ra nhiều lỗi và các vấn đề về chất lượng sản phẩm khi kết thúc kiểm thử.

Ngoài ra, việc tích hợp Agile và DevOps đòi hỏi phải tích hợp kiểm thử liên tục và liền mạch vào vòng đời phát triển phần mềm, gây ra sự phức tạp trong việc lên kế hoạch và quản lý quá trình kiểm thử. Việc rò rỉ dữ liệu khi tích hợp cũng là vấn đề mà các công ty quan tâm.

tich hop agile va devops trong qua trinh kiem thu

Để đảm bảo tích hợp Agile và DevOps suôn sẻ khi kiểm thử, các công ty nên có những giải pháp như:

  • Kiểm thử liên tục: Việc kiểm thử tự động liên tục giúp tránh khỏi các lỗi xảy ra.
  • Tiến hành kiểm thử sớm trong quy trình phát triển, giúp phát hiện các vấn đề và giải quyết sớm, rút ngắn thời gian sửa chữa.
  • Đào tạo nhân viên có kỹ năng và kiến thức khi tham gia vào quá trình kiểm thử.
  • Tích hợp các công cụ như Jira và TestRail

Hạn chế nguồn lực và ngân sách

Trong bối cảnh ngân sách đầu tư phát triển phần mềm đang bị siết chặt, các nhà quản lý thường không ưu tiên đầu tư cho quá trình kiểm thử và đảm bảo chất lượng. Theo báo cáo của Statista năm 2022, tỷ lệ ngân sách trung bình được phân bổ cho kiểm thử chất lượng phần mềm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đã giảm từ 35% (năm 2015) xuống còn 23% (năm 2019).

Thiếu hụt nhân sự có chuyên môn cao là một vấn đề phổ biến. Các tester giỏi và kinh nghiệm thường được săn đón, khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút và giữ chân họ. Đồng thời, việc đào tạo và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ kiểm thử cũng đòi hỏi nguồn lực đáng kể.

Bên cạnh đó, việc triển khai các công nghệ, công cụ kiểm thử hiện đại cũng đòi hỏi các khoản đầu tư lớn về hạ tầng, phần mềm và dịch vụ. Tuy nhiên, các nhà quản lý thường chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc này, do đó thường cắt giảm ngân sách cho mảng kiểm thử.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc kiểm thử chất lượng phần mềm hiệu quả và tối ưu nhất, các công ty nên thực hiện các giải pháp như:

  • Ưu tiên kiểm thử các giai đoạn có khả năng gây ra nhiều lỗi
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ để cắt giảm chi phí nhân lực
  • Kết hợp kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động để tiết kiệm chi phí.
  • Chuyển sang sử dụng môi trường kiểm thử trên cloud để giảm chi phí cơ sở hạ tầng.

giai phap han che nguon luc va ngan sach khi kiem thu chat luong

Khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ, múi giờ

Một trong những thách thức lớn nhất trong kiểm thử chất lượng thuê ngoài (outsourcing) là sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ, múi giờ giữa đội ngũ kiểm thử và doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Điều này có thể dẫn đến nhiều hiểu lầm và lãng phí thời gian, công sức trong quá trình giao tiếp, phối hợp và truyền đạt các yêu cầu kiểm thử.

Khi làm việc với các nhà cung cấp ở các múi giờ xa xôi, việc phối hợp, trao đổi thông tin, xử lý các vấn đề phát sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, nếu doanh nghiệp ở Bắc Mỹ và đội ngũ kiểm thử ở châu Á thì khoảng cách múi giờ có thể lên tới 12-15 tiếng. Điều này có nghĩa là họ chỉ có thể trao đổi và làm việc cùng nhau vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày.

khac biet ve van hoa ngon ngu mui gio

Dưới đây là những giải pháp để khắc phục thách thức về sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ, múi giờ làm việc khi outsourcing:

  • Sử dụng Slack, Microsoft Teams, Asana để trao đổi thông tin nhanh chóng
  • Tiến hành các cuộc họp trên Zoom hoặc Google Meet để trao đổi trực tiếp và báo cáo các vấn đề gặp phải.
  • Tuyển dụng nhân sự có trình độ ngôn ngữ: Tuyển dụng nhân sự có thể sử dụng ít nhất 2 ngôn ngữ để làm việc. Điều này sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, đảm bảo thông tin được truyền đạt chính xác.
  • Cử nhân viên làm việc tại doanh nghiệp (onsite): Việc cử một số nhân sự của đội ngũ kiểm thử tới làm việc trực tiếp tại văn phòng của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định sẽ giúp tăng cường phối hợp, theo dõi tiến độ và giải quyết vấn đề kịp thời.

Không đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra

Khi kiểm thử chất lượng thuê ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và đảm bảo các yêu cầu chất lượng được đáp ứng một cách triệt để. Theo Hiệp hội Chất Lượng Phần Mềm và Thông Tin (CISQ) báo cáo trong tháng 12/2022, chi phí cho thiệt hại về chất lượng phần mềm kém ở Hoa Kỳ là khoảng 2,4 nghìn tỷ USD.

Các rủi ro có thể bao gồm: sản phẩm không đáp ứng đúng các thông số kỹ thuật, tồn tại các lỗi hoặc khiếm khuyết, hoặc không đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng. Điều này có thể dẫn đến sự không hài lòng, thậm chí là khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Nguyên nhân chính dẫn đến thách thức này là do đội ngũ kiểm thử không đủ năng lực hoặc không tuân thủ đúng quy trình kiểm thử, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, việc thiếu sự giám sát và phối hợp chặt chẽ giữa hai bên cũng là một yếu tố quan trọng.

Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần:

  • Thuê đội ngũ kiểm thử chuyên nghiệp và uy tín: Đảm bảo đội ngũ của đối tác gia công có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về kiểm thử chất lượng.
  • Thiết lập quy trình kiểm thử rõ ràng, được thống nhất giữa hai bên: Xây dựng quy trình kiểm thử chi tiết, được tuân thủ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng rõ ràng: Xây dựng các tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng cụ thể được thống nhất giữa hai bên để có cơ sở đánh giá chính xác.

Với việc áp dụng các giải pháp trên, các doanh nghiệp có thể kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra tốt hơn khi thực hiện outsourcing.

Nguy cơ rò rỉ thông tin

Khi thuê ngoài công ty kiểm thử chất lượng,  doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ nhiều thông tin quan trọng với nhà cung cấp. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro về an ninh, bảo mật nếu không được quản lý chặt chẽ.

Các thông tin có thể bị rò rỉ bao gồm: thông số kỹ thuật, thiết kế sản phẩm, quy trình phát triển, dữ liệu kiểm thử, v.v. Nếu các thông tin này bị lộ, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi thế cạnh tranh của công ty, thậm chí dẫn đến các tranh chấp pháp lý.

Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro rò rỉ thông tin là do thiếu các chính sách, quy định cụ thể về an toàn thông tin khi gia công, cũng như việc nhân sự của nhà cung cấp không được đào tạo và cam kết tuân thủ các quy định này.

Để giảm thiểu rủi ro rò rỉ thông tin khi outsourcing, các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Xây dựng các chính sách, quy định cụ thể về an toàn thông tin khi thuê ngoài: Quy định rõ ràng về quy trình chia sẻ, lưu trữ, truy cập dữ liệu với nhà cung cấp.
  • Triển khai các biện pháp an ninh, bảo mật thông tin chặt chẽ: Áp dụng các công nghệ bảo mật hiện đại để bảo vệ dữ liệu, thực hiện kiểm tra, đánh giá an ninh thường xuyên.
  • Đào tạo nhân sự và yêu cầu đội ngũ kiểm thử cam kết tuân thủ các quy định về an toàn thông tin như tổ chức các khóa đào tạo về an toàn thông tin cho nhân sự của cả hai bên.
  • Lựa chọn công ty đã được có chứng nhận an toàn thông tin ISO 27001

Với những giải pháp này, các công ty có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm khi thực hiện outsourcing, đảm bảo an toàn cho dữ liệu và lợi ích của doanh nghiệp.

Kết Luận

Kiểm thử chất lượng trong dự án gia công (outsourcing) luôn phát sinh những thách thức gây cản trở trong quá trình phát triển phần mềm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp và đội ngũ kiểm thử  cùng nhau nỗ lực, áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ có thể vượt qua những thách thức và đạt được mục tiêu chất lượng sản phẩm mong muốn.

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp kiểm thử chất lượng thuê ngoài nhưng lựa chọn được doanh nghiệp kiểm thử hiệu quả và quản lý chất lượng tốt không dễ dàng.

Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm thử chất lượng phần mềm thuê ngoài, Evotek luôn tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm thử chất lượng uy tín và chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp. Dù là dự án phát triển phần mềm quy mô lớn hay nhỏ, Evotek luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

Với đội ngũ chuyên gia kiểm thử giàu kinh nghiệm, Evotek áp dụng các quy trình, phương pháp kiểm thử tiên tiến nhằm phát hiện và khắc phục mọi lỗi của sản phẩm trước khi bàn giao cho khách hàng. Các chuyên gia của Evotek không chỉ thực hiện kiểm thử theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng, mà còn chủ động đề xuất các giải pháp tối ưu hóa quy trình, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, Evotek cũng đặc biệt chú trọng vấn đề an toàn thông tin khi thực hiện dịch vụ kiểm thử. Công ty đã xây dựng các chính sách, quy định nghiêm ngặt về bảo mật dữ liệu, đồng thời triển khai các biện pháp kỹ thuật hiện đại để bảo vệ thông tin của khách hàng. Nhân sự của Evotek cũng được đào tạo và cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thông tin.

Content