8 bước thiết lập KPI hiệu quả cho tester, QA

8 buoc thiet lap kpi cho tester

Trong quá trình phát triển phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Theo IBM đã báo cáo, việc sửa một lỗi được tìm thấy khi đưa ra sản phẩm ra thị trường tốn gấp 6 lần so với việc sửa một lỗi được tìm thấy trong quá trình kiểm thử. Ví dụ thực tế về việc Samsung đã thu hồi sửa chữa dòng điện thoại Samsung Note 7 do sự cố phát nổ. Việc sửa lỗi này khiến Samsung tiêu tốn gần 17 tỷ USD.

Vì vậy, năm 2023 đã có 45% doanh nghiệp quyết định dành ngân sách đầu tư cho kiểm thử phần mềm để ngăn ngừa lỗi và giảm chi phí, nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu suất tối đa, việc thiết lập các mục tiêu và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) phù hợp cho nhân viên kiểm thử là điều cần thiết.

KPI là những chỉ số quan trọng, giúp định hướng và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, đồng thời đảm bảo rằng quá trình kiểm thử phần mềm phát triển đúng hướng với những mục tiêu của doanh nghiệp.

Dưới đây, Evotek sẽ chỉ ra 8 bước thiết lập KPI hiệu quả cho nhân viên tester, QA, các quản lý team test và QA hãy tham khảo để đặt ra KPI phù hợp cho thành viên trong nhóm.

Tầm quan trọng của KPI trong kiểm thử phần mềm

KPI đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và đo lường chất lượng công việc của team QA. Chúng cung cấp những thước đo cụ thể, giúp quản lý dễ dàng theo dõi, đánh giá và cải thiện quy trình QA một cách có hệ thống.

tam quan trong cua kpi trong kiem thu phan mem

Việc thiết lập KPI (Key Performance Indicators) trong kiểm thử phần mềm có tầm quan trọng cao vì các lý do sau:

  • Chỉ số KPI để thu thập dữ liệu và đo lường quá trình. Điều này sẽ giúp giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan.

Ví dụ 1: Tỷ lệ rò rỉ lỗi – Chỉ số này theo dõi số lượng lỗi xảy ra trong quá trình kiểm thử và được khách hàng phản hồi. Với KPI này, nhóm kiểm thử có thể đánh giá tính hiệu quả của quy trình kiểm thử của và xác định các lĩnh vực cần cải thiện.

Ví dụ 2: Phạm vi kiểm thử – KPI này đo lường tỷ lệ phần trăm mã hoặc yêu cầu được bộ kiểm thử đáp ứng. Việc theo dõi phạm vi kiểm tra giúp đảm bảo rằng các nỗ lực kiểm tra là toàn diện và giải quyết đầy đủ tất cả các lĩnh vực quan trọng của phần mềm.

  • KPI được xác định phải phù hợp với chiến lược và mục tiêu của công ty. Đây là điểm cần xem xét vì nó thúc đẩy hoạt động kinh doanh chính.

Ví dụ 1: Hiệu quả phát hiện lỗi – Nếu mục tiêu của công ty là cải thiện chất lượng sản phẩm phần mềm, một KPI như hiệu quả phát hiện lỗi (tỷ lệ lỗi được tìm thấy trong giai đoạn kiểm thử so với tổng số lỗi trong sản phẩm) có thể giúp tester làm việc với mục tiêu này.

Ví dụ 2: Phạm vi đáp ứng yêu cầu – Đối với các công ty ưu tiên cung cấp phần mềm đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng, một KPI đo lường tỷ lệ phần trăm yêu cầu được đáp ứng bởi các ca kiểm thử có thể giúp đảm bảo hoạt động tester tập trung vào xác nhận việc đáp ứng các yêu cầu quan trọng.

  • KPI phải đủ khả năng hành động để doanh nghiệp đạt được các mốc quan trọng.

Ví dụ 1: Phạm vi kiểm thử tự động hóa – Bằng cách theo dõi tỷ lệ phần trăm các ca kiểm thử được tự động hóa, đội ngũ QA có thể xác định các khía cạnh kiểm thử thủ công có thể được giảm bớt, giảm nguồn lực cho việc kiểm thử.

Ví dụ 2: Chi phí lỗi bị bỏ qua – KPI này đo lường chi phí liên quan đến việc sửa chữa lỗi bị bỏ qua trong giai đoạn kiểm thử và được báo cáo bởi khách hàng. Với KPI này, đội ngũ QA có thể tìm được các lỗi chi phí lớn và khắc phục.

  • Đảm bảo nhân viên thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ được giao: Những chỉ số đánh giá giúp đo lường hiệu quả công việc, từ đó đánh giá kết quả, hiệu suất làm việc của nhân viên kiểm thử đó rõ ràng, minh bạch, và công bằng.

Các KPI quan trọng cho team QA

Dưới đây là một số KPI quan trọng mà người quản lý nhóm kiểm thử nên xem xét:

Tỷ lệ phát hiện lỗi

Tỷ lệ phát hiện lỗi là KPI cốt lõi để đánh giá hiệu quả của quy trình kiểm tra. Nó cho biết tỷ lệ lỗi được phát hiện trong giai đoạn kiểm tra so với tổng số lỗi trong sản phẩm. KPI này giúp đánh giá khả năng phát hiện lỗi của tester và hiệu quả của các kỹ thuật kiểm tra được áp dụng.

Công thức tính: (Số lỗi được phát hiện trong giai đoạn kiểm tra / Tổng số lỗi trong sản phẩm) x 100%

ty le phat hien loi

Tốc độ phát hiện lỗi

Tốc độ phát hiện lỗi đo lường số lượng lỗi được phát hiện trong một khoảng thời gian nhất định, thường là trên cơ sở hàng tuần hoặc hàng tháng. Điều này giúp đánh giá tốc độ và hiệu quả của quy trình kiểm tra, từ đó xác định xem có cần điều chỉnh nguồn lực và phương pháp kiểm tra.

Công thức tính: Số lỗi được phát hiện / Số ngày (tuần, tháng) kiểm tra

Thời gian khắc phục lỗi trung bình

Chỉ số này đo lường thời gian trung bình cần thiết để khắc phục một lỗi từ khi nó được phát hiện. Việc giảm thời gian khắc phục lỗi sẽ giúp rút ngắn chu kỳ phát triển, cải thiện hiệu quả và năng suất của dự án.

Công thức tính: Tổng thời gian khắc phục lỗi / Tổng số lỗi được khắc phục

Tỷ lệ phát hiện lỗi nghiêm trọng

KPI này tập trung vào các lỗi nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn đến chức năng và trải nghiệm người dùng của sản phẩm. Bằng cách theo dõi tỷ lệ lỗi nghiêm trọng, tester có thể ưu tiên và tập trung vào các vấn đề quan trọng nhất, đảm bảo chất lượng tổng thể của sản phẩm.

Công thức tính: (Số lỗi cao/nghiêm trọng / Tổng số lỗi phát hiện) x 100%

Tỷ lệ kiểm thử độ phủ

Tỷ lệ kiểm thử độ phủ đo lường phần trăm source code hoặc các tính năng được kiểm thử. Chỉ số này giúp đánh giá độ toàn diện và hiệu quả của việc kiểm thử, từ đó xác định các khía cạnh cần cải thiện.

Công thức tính: (Số đường mã/tính năng được kiểm tra / Tổng số đường mã/tính năng) x 100%

Các bước xây dựng KPI cho nhân viên Tester

Thông thường, khi xây dựng KPI cho nhân viên Tester, người quản lý cần đảm bảo theo tiêu chí SMART.

  • S (Specific) – Cụ thể, rõ ràng
  • M (Measurable) – Đo lường được
  • A (Achievable) – Có thể đạt được
  • R (Realistics) – Thực tế
  • T (Timbound) – Thời hạn cụ thể

cac buoc xay dung kpi cho nhan vien tester

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm thử

Người quản lý xây dựng KPI tổng quát gắn liền với mục tiêu doanh nghiệp, mục tiêu KPI tổng quát cho nhân viên về những nhiệm vụ cần triển khai, cùng phương diện về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi, đảm bảo chất lượng sản phẩm, phát hiện và ngăn chặn lỗi, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng,…

Ví dụ: Tester cần phải làm những gì và đạt được kết quả thế nào?

Tester sẽ được sử dụng nguồn lực gì để hoàn thành công việc này?

Khi hoàn thành công việc đúng và trước thời hạn thì Tester sẽ được thưởng

Bước 2: Xác định các phạm vi và quy trình kiểm thử

Người quản lý xác định rõ ràng các phạm vi kiểm thử và các quy trình kiểm thử sẽ được áp dụng. Ví dụ:

  • Kiểm thử chức năng
  • Kiểm thử tích hợp
  • Kiểm thử giao diện
  • Kiểm thử bảo mật

Bước 3: Lập kế hoạch và phân công công việc

Lập kế hoạch chi tiết cho công việc kiểm thử, bao gồm các hoạt động, lịch trình và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng nhân viên tester.

Bước 4: Lựa chọn các KPI phù hợp cho nhân viên

Dựa trên các mục tiêu, kế hoạch và quy trình kiểm thử, người quản lý sẽ lựa chọn các KPI phù hợp để đo lường hiệu suất của nhân viên tester. Một số KPI như:

  • Số lượng ca kiểm thử được hoàn thành
  • Số lỗi được phát hiện
  • Tỷ lệ phát hiện lỗi (cách tính: số lỗi phát hiện/tổng số lỗi)
  • Tốc độ phát hiện lỗi (cách tính: số lỗi/thời gian kiểm thử)
  • Độ phủ kiểm thử (cách tính: phần trăm source code/chức năng được kiểm tra)
  • Thời gian trung bình để phát hiện và báo cáo lỗi
  • Số lượng test cases được kiểm thử tự động
  • Số lượng test cases được thực hiện thành công, không thành công

Bước 5: Đặt ra thời gian cụ thể cho các KPI

Người quản lý cần đặt ra thời gian rõ ràng và có thể đo lường được cho từng KPI dựa trên dữ liệu lịch sử, thực tiễn trong ngành và kỳ vọng của công ty để đánh giá hiệu suất thực hiện công việc của nhân viên Tester

Khi thiết lập các mốc thời gian rõ ràng, các nhân viên kiểm thử và đảm bảo chất lượng có thể tập trung vào những nhiệm vụ ưu tiên và điều chỉnh cách làm việc phù hợp với tiến độ công việc.

Thời gian cụ thể cho các KPI có thể bao gồm các mốc ngắn hạn, dài hạn theo ngày, tuần, tháng.

Ví dụ: một KPI cho tỷ lệ phát hiện lỗi trong giai đoạn kiểm thử có thể được đặt ra với mục tiêu ngắn hạn là tăng 10% trong vòng 3 tháng.

Bước 6: Xây dựng hệ thống theo dõi và báo cáo KPI

Để đảm bảo các KPI được theo dõi và đánh giá một cách hiệu quả, người quản lý cần dùng một  hệ thống theo dõi và báo cáo KPI. Hệ thống này sẽ giúp thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu liên quan đến các KPI, từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu suất của nhân viên kiểm thử phần mềm.

buoc 6 xay dung he thong theo doi va bao cao kpi

Trong kiểm thử phần mềm, có nhiều công cụ quản lý công việc hữu ích được sử dụng để tổ chức, theo dõi và điều phối các hoạt động kiểm thử. Một số công cụ phổ biến bao gồm:

  • Jira: Quản lý nhiệm vụ, theo dõi, ghi lại và quản lý các lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm thử.
  • qTest: Công cụ quản lý yêu cầu và kiểm thử, tạo và lưu trữ các test cases, theo dõi tiến độ kiểm thử và tạo báo cáo.
  • Trello: Quản lý, phân công và theo dõi các nhiệm vụ kiểm thử trong dự án.

Bước 7: Xem xét và điều chỉnh KPI định kỳ

Thường xuyên xem xét và điều chỉnh các KPI để phản ánh sự thay đổi trong mục tiêu kinh doanh, quy trình và công nghệ, đảm bảo tính liên quan và hiệu quả của các KPI.

Việc xem xét và điều chỉnh KPI định kỳ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng các chỉ số này luôn phù hợp và hiệu quả trong việc đo lường hiệu suất của nhân viên kiểm thử và đảm bảo chất lượng.

Nếu phát hiện một số KPI không còn phù hợp, người quản lý cần xem xét và điều chỉnh KPI. Đồng thời, các KPI mới cũng có thể được thêm vào để phản ánh các ưu tiên và mục tiêu mới của tổ chức.

Bước 8: Xem xét KPI và khen thưởng

Người quản lý nên sử dụng các KPI làm một phần của hệ thống đánh giá hiệu suất và khen thưởng cho nhân viên tester, từ đó tạo động lực để họ cải thiện liên tục hiệu suất làm việc.

Kết luận

Thiết lập các KPI hiệu quả cho team QA là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo chất lượng phần mềm và hiệu quả của quy trình kiểm thử phần mềm. Bằng cách xác định các KPI phù hợp, đặt ra mục tiêu rõ ràng và áp dụng các thực hành tốt nhất, các công ty có thể nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu suất của team kiểm thử chất lượng. Điều này sẽ dẫn đến sự cải thiện liên tục về chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.

Kiểm thử chất lượng với Evotek

Các chuyên gia kiểm thử ở Evotek luôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc thiết lập KPI phù hợp cho đội ngũ nhân viên kiểm thử và đảm bảo chất lượng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, Evotek đã xây dựng một quy trình thiết lập KPI chuyên nghiệp, đảm bảo rằng mọi KPI đều được thiết lập một cách phù hợp, đo lường được và hỗ trợ cho mục tiêu chung của công ty. Chất lượng đội ngũ nhân viên kiểm thử luôn được đảm bảo thông qua việc tuân thủ nghiêm ngặt các KPI đã thiết lập.

Evotek là một công ty dịch vụ kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp, mang đến cho khách hàng những giải pháp đảm bảo chất lượng toàn diện và hiệu quả. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và tận tâm, Evotek cam kết cung cấp dịch vụ kiểm thử phần mềm đạt tiêu chuẩn cao nhất trên thị trường.

Evotek sử dụng các phương pháp và công cụ kiểm thử tiên tiến nhất, kết hợp với quy trình làm việc chuyên nghiệp và tối ưu. Công ty luôn đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cao trong mọi dự án, mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng.

Với triết lý “Chất lượng là ưu tiên hàng đầu”, Evotek không ngừng nỗ lực để tiên phong trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, mang đến những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng trên toàn thế giới.

Content